Lịch sử triết học Trung Quốc Tập 1 + 2
Tác giả: Phùng Hữu Lan
NXB Khoa Học Xã Hội 2006
Số trang: 562 + 808
Lời tựa:
Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.
Người ta luôn nghe những lời lẽ (thậm chí do các đại học giả phương Tây nói) đại loại như: “Thời Hôn Ám ở Âu Châu đã đẩy thế giới đến một trình độ văn hoá thấp nhất.” Nói như vậy là không biết rằng: cùng lúc với thời Hôn Ám ở Âu Châu, một nền văn hoá rực rỡ huy hoàng của nhân loại đang xảy ra dưới đời Đường tại Trung Quốc, và quyển sách đầu tiên của thế giới đã được in ra tại vương quốc này trong thế kỷ IX. Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây đã có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng” (well-frog), tức là xem cả thế giới lớn bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hoá Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu được các nền văn hoá nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hoá của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan.
Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử Học cho đến hiện nay.
Chúng ta cần chú ý rằng tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của ông không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Khi chuyển các đoạn văn trích này sang Anh ngữ, tôi cố bám vào nguyên tác, đồng thời cũng tham bác các bản dịch có sẵn bằng các ngôn ngữ phương Tây. Để thuận tiện, tôi đưa vào các ghi chú tham khảo, và tôi hiếm khi chấp nhận các lời dịch đó mà không có sự điều chỉnh của chính mình, ngõ hầu bản dịch của tôi được chính xác hơn
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.
Nói rằng Trung Quốc không có triết học cận đại, thì nó không có nghĩa rằng trong thời cận đại Trung Quốc không có triết học. Tuy nhiên, nó nêu ra một sự khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và Tây phương. Trong lịch sử triết học Tây phương, cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng. Trong lịch sử triết học Tây phương, các hệ thống triết học được thành lập do các triết gia như Plato, Aristotle, v.v... vốn là cốt lõi của nền triết học thượng cổ của họ. Triết học trung cổ phần lớn đã chuyển mình trong các hệ thống này. Trong nền triết học trung cổ ấy có những thành phần mới thuộc về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo. Các triết gia thời ấy cũng không phải là không thường có kiến giải mới, nhưng những thành phần mới và những kiến giải mới này cũng dựa vào các hệ thống triết học cổ đại, dùng những thuật ngữ của triết học cổ đại để diễn đạt. Bình cũ không thể chứa rượu mới. Trong triết học trung cổ của Tây phương không phải hoàn toàn không có rượu mới, nhưng vì lượng rượu mới này không nhiều hoặc vì nó không quá mới, cho nên nó có thể chứa được trong cái bình cũ của triết học cổ đại. Đến thời hiện đại, tư tưởng con người hoàn toàn biến đổi, các tân triết gia đều trực tiếp quan sát sự thực. Triết học của họ không dựa theo xưa và các thuật ngữ họ dùng phần lớn là tân tạo. Nói cách khác, rượu mới vừa nhiều vừa mới nên cái bình cũ không thể chứa nổi. Cái bình cũ bị phá vỡ và cái bình mới đã thay thế. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng trong lịch sử triết học Tây phương cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng.
Giới thiệu:
Tiến sĩ Phùng Hữu Lan (1895-1990) - tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) 1924 - rực sáng cuối thế kỷ XX như là một sử gia lỗi lạc về triết học Trung Quốc kiêm triết gia hiện đại mà hệ thống triết học của ông hiện nay được nghiên cứu sâu rộng với danh xưng “Phùng học”.
Từ khi chào đời, bộ TRUNG QUỐC TRIẾT HỌC SỬ (quyển I, 1931; quyển II, 1934) của Phùng Hữu Lan đã trở thành sách giáo khoa trọng yếu của bậc đại học và cũng là tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực lịch sử triết học Trung Quốc, chiếm địa vị quan trọng không chỉ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (với nguyên tác Hán Ngữ), mà còn ở phương Tây nữa (với bản dịch Anh ngữ của Derk Bodde).
Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất của triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN với địa vị chính thống của Nho giáo. Quyển II bao quát thời đại Kinh Học, tức là từ cuối thời đại Tử Học cho đến cuối đời Thanh.
Nguyên tác trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc, khiến nó không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của Triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi vì các văn bản cổ xưa đã tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, vì một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Tác giả đã vận dụng vốn tri thức và phương pháp luận thu nhận thêm từ phương Tây vào việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, do đó bộ sách này có tính khoa học rất cao. Học giả Lý Thận của Trung Quốc hiện nay nhận định chung về Phùng Hữu Lan bằng tám chữ “Dung quán Trung Tây, thông thích kim cổ” (dung hòa thấu triệt hai nền học thuật Trung Quốc và phương Tây, giải thích thông suốt việc xưa nay) và cho rằng nếu người Trung Quốc biết đến học thuật của phương Tây nhờ Nghiêm Phục, thì người ngoại quốc hiểu được triết học Trung Quốc là nhờ Phùng Hữu Lan.
TRUNG QUỐC TRIẾT HỌC SỬ của Phùng Hữu Lan đến nay mới được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch bảo lưu các trích dẫn kinh điển y như nguyên tác, kèm phiên âm Hán Việt, lại còn có thêm rất nhiều chú thích tỉ mỉ như dồn nèn thông tin. Do đó độc giả đang có trên tay một nguồn tham khảo rất hệ thống và thiết yếu về tư tưởng triết học Trung Quốc.
Mục lục
Quyển 1: Thời đại Tử Học
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde
Lời tựa của bản dịch Việt ngữ
Biển rộng trời cao ta vút bay
Chương 1. Mở đầu
Chương dẫn nhập (Chương 1 rút gọn của dịch giả derk bodde)
Chương 2. Phiếm luận thời đại Tử học
Chương 3. Tư tưởng và tôn giáo trước thời Khổng Tử
Chương 4. Khổng Tử và khởi nguyên của Nho gia
Chương 5. Mặc Tử và Mặc gia thời kỳ đầu
Chương 6. Mạnh Tử và Mạnh học
Chương 7. Cái học Bách gia thời Chiến Quốc
Chương 8. Lão Tử và Lão học trong Đạo gia
Chương 9. Huệ Thi, Công Tôn Long, và các biện giả khác
Chương 10. Trang Tử và Trang học trong Đạo gia
Chương 11. Mặc kinh và các Mặc gia về sau
Chương 12. Tuân Tử và Tuân học trong Nho gia
Chương 13. Hàn Phi Tử và các pháp gia khác
Chương 14. Nho gia đời Tần và đời Hán
Chương 15. Vũ trụ luận trong Dịch truyện và sách Hoài Nam Hồng Liệt
Chương 16. Lục nghệ của Nho gia và sự độc tôn của Nho gia
Niên biểu thời đại Tử học
Quyển 2: Thời đại Kinh Học
Chương 1: Phiếm luận về thời đại Kinh học
Chương 2: Đổng Trọng Thư và Kinh học Kim Văn
Chương 3: Cái học sấm vĩ và tượng số giữa hai đời hán
Chương 4: Kinh học cổ văn và Dương Hùng, Vương Sung
Download Lịch sử Triết học Trung Quốc - Phùng Hữu Lan Tập 1. PDF
Download Lịch sử Triết học Trung Quốc - Phùng Hữu Lan Tập 2. PDF
Email: noluckhongngung@gmail.com
Tác giả: Phùng Hữu Lan
NXB Khoa Học Xã Hội 2006
Số trang: 562 + 808
Lời tựa:
Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.
Người ta luôn nghe những lời lẽ (thậm chí do các đại học giả phương Tây nói) đại loại như: “Thời Hôn Ám ở Âu Châu đã đẩy thế giới đến một trình độ văn hoá thấp nhất.” Nói như vậy là không biết rằng: cùng lúc với thời Hôn Ám ở Âu Châu, một nền văn hoá rực rỡ huy hoàng của nhân loại đang xảy ra dưới đời Đường tại Trung Quốc, và quyển sách đầu tiên của thế giới đã được in ra tại vương quốc này trong thế kỷ IX. Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây đã có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng” (well-frog), tức là xem cả thế giới lớn bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hoá Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu được các nền văn hoá nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hoá của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan.
Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử Học cho đến hiện nay.
Chúng ta cần chú ý rằng tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của ông không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Khi chuyển các đoạn văn trích này sang Anh ngữ, tôi cố bám vào nguyên tác, đồng thời cũng tham bác các bản dịch có sẵn bằng các ngôn ngữ phương Tây. Để thuận tiện, tôi đưa vào các ghi chú tham khảo, và tôi hiếm khi chấp nhận các lời dịch đó mà không có sự điều chỉnh của chính mình, ngõ hầu bản dịch của tôi được chính xác hơn
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.
Nói rằng Trung Quốc không có triết học cận đại, thì nó không có nghĩa rằng trong thời cận đại Trung Quốc không có triết học. Tuy nhiên, nó nêu ra một sự khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và Tây phương. Trong lịch sử triết học Tây phương, cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng. Trong lịch sử triết học Tây phương, các hệ thống triết học được thành lập do các triết gia như Plato, Aristotle, v.v... vốn là cốt lõi của nền triết học thượng cổ của họ. Triết học trung cổ phần lớn đã chuyển mình trong các hệ thống này. Trong nền triết học trung cổ ấy có những thành phần mới thuộc về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo. Các triết gia thời ấy cũng không phải là không thường có kiến giải mới, nhưng những thành phần mới và những kiến giải mới này cũng dựa vào các hệ thống triết học cổ đại, dùng những thuật ngữ của triết học cổ đại để diễn đạt. Bình cũ không thể chứa rượu mới. Trong triết học trung cổ của Tây phương không phải hoàn toàn không có rượu mới, nhưng vì lượng rượu mới này không nhiều hoặc vì nó không quá mới, cho nên nó có thể chứa được trong cái bình cũ của triết học cổ đại. Đến thời hiện đại, tư tưởng con người hoàn toàn biến đổi, các tân triết gia đều trực tiếp quan sát sự thực. Triết học của họ không dựa theo xưa và các thuật ngữ họ dùng phần lớn là tân tạo. Nói cách khác, rượu mới vừa nhiều vừa mới nên cái bình cũ không thể chứa nổi. Cái bình cũ bị phá vỡ và cái bình mới đã thay thế. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng trong lịch sử triết học Tây phương cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng.
Giới thiệu:
Tiến sĩ Phùng Hữu Lan (1895-1990) - tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) 1924 - rực sáng cuối thế kỷ XX như là một sử gia lỗi lạc về triết học Trung Quốc kiêm triết gia hiện đại mà hệ thống triết học của ông hiện nay được nghiên cứu sâu rộng với danh xưng “Phùng học”.
Từ khi chào đời, bộ TRUNG QUỐC TRIẾT HỌC SỬ (quyển I, 1931; quyển II, 1934) của Phùng Hữu Lan đã trở thành sách giáo khoa trọng yếu của bậc đại học và cũng là tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực lịch sử triết học Trung Quốc, chiếm địa vị quan trọng không chỉ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (với nguyên tác Hán Ngữ), mà còn ở phương Tây nữa (với bản dịch Anh ngữ của Derk Bodde).
Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất của triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN với địa vị chính thống của Nho giáo. Quyển II bao quát thời đại Kinh Học, tức là từ cuối thời đại Tử Học cho đến cuối đời Thanh.
Nguyên tác trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc, khiến nó không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của Triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi vì các văn bản cổ xưa đã tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, vì một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Tác giả đã vận dụng vốn tri thức và phương pháp luận thu nhận thêm từ phương Tây vào việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, do đó bộ sách này có tính khoa học rất cao. Học giả Lý Thận của Trung Quốc hiện nay nhận định chung về Phùng Hữu Lan bằng tám chữ “Dung quán Trung Tây, thông thích kim cổ” (dung hòa thấu triệt hai nền học thuật Trung Quốc và phương Tây, giải thích thông suốt việc xưa nay) và cho rằng nếu người Trung Quốc biết đến học thuật của phương Tây nhờ Nghiêm Phục, thì người ngoại quốc hiểu được triết học Trung Quốc là nhờ Phùng Hữu Lan.
TRUNG QUỐC TRIẾT HỌC SỬ của Phùng Hữu Lan đến nay mới được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch bảo lưu các trích dẫn kinh điển y như nguyên tác, kèm phiên âm Hán Việt, lại còn có thêm rất nhiều chú thích tỉ mỉ như dồn nèn thông tin. Do đó độc giả đang có trên tay một nguồn tham khảo rất hệ thống và thiết yếu về tư tưởng triết học Trung Quốc.
Mục lục
Quyển 1: Thời đại Tử Học
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde
Lời tựa của bản dịch Việt ngữ
Biển rộng trời cao ta vút bay
Chương 1. Mở đầu
Chương dẫn nhập (Chương 1 rút gọn của dịch giả derk bodde)
Chương 2. Phiếm luận thời đại Tử học
Chương 3. Tư tưởng và tôn giáo trước thời Khổng Tử
Chương 4. Khổng Tử và khởi nguyên của Nho gia
Chương 5. Mặc Tử và Mặc gia thời kỳ đầu
Chương 6. Mạnh Tử và Mạnh học
Chương 7. Cái học Bách gia thời Chiến Quốc
Chương 8. Lão Tử và Lão học trong Đạo gia
Chương 9. Huệ Thi, Công Tôn Long, và các biện giả khác
Chương 10. Trang Tử và Trang học trong Đạo gia
Chương 11. Mặc kinh và các Mặc gia về sau
Chương 12. Tuân Tử và Tuân học trong Nho gia
Chương 13. Hàn Phi Tử và các pháp gia khác
Chương 14. Nho gia đời Tần và đời Hán
Chương 15. Vũ trụ luận trong Dịch truyện và sách Hoài Nam Hồng Liệt
Chương 16. Lục nghệ của Nho gia và sự độc tôn của Nho gia
Niên biểu thời đại Tử học
Quyển 2: Thời đại Kinh Học
Chương 1: Phiếm luận về thời đại Kinh học
Chương 2: Đổng Trọng Thư và Kinh học Kim Văn
Chương 3: Cái học sấm vĩ và tượng số giữa hai đời hán
Chương 4: Kinh học cổ văn và Dương Hùng, Vương Sung
Download Lịch sử Triết học Trung Quốc - Phùng Hữu Lan Tập 1. PDF
Download Lịch sử Triết học Trung Quốc - Phùng Hữu Lan Tập 2. PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
0 nhận xét: