Tam Tự Kinh (Trình Bày Việt - Hán - Nôm)
Tác giả: Đoàn Trung Còn
NXB Văn Hóa Thông Tin 2013
106 Trang
“Tam Tự Kinh” là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam, được biên soạn từ đời tống (960 – 1279), đến các đời Minh, Thanh lại được bổ sung. Nội dung của sách chỉ hơn một ngàn chữ (1000), bố trí ba chữ một câu có vần, do đó mà đặt tên là Tam Tự Kinh. Nhưng sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điêu Long là do thánh nhân chế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết Truyện). Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó là kết tinh của sách vở thánh hiền truyền lại. Chỉ hơn một ngàn chữ mà nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tính sơ sinh “tính tương cận, Tập tương viễn” đến giáo pháp, giáo đạo “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu đễ, từ bản thân đến vạn vật, vụ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế… còn lược kê cả những diễn biến lịch sử Trung Quốc từ Phục Hy, Thần nông đến Minh, Thanh….
Sách vỡ lòng được biên soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khả dĩ cho con người có một khái niệm vững chắc về cuộc sống, về đạo đời, là mẫn mực sáng giá cho mãi đến ngày nay.
Như đã nói trên, Tam Tự Kinh là sách học vỡ lòng cho trẻ thời xưa, nhưng ngày nay cũng rất hữu ích cho những ai muốn học chữ Hán, do đó tác giả cho tái bản tập Tam Tự Kinh của học giả Đoàn Trung Còn (vì xét ra phần dịch nghĩa và chú thích khá phong phú). Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu học Hán Nôm đang trên đà phát triển mạnh, Tác giả cho in thêm phần chữ Nôm bên chữ Hán để tiện việc học tập.
NXB Văn Hóa Thông Tin 2013
106 Trang
“Tam Tự Kinh” là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam, được biên soạn từ đời tống (960 – 1279), đến các đời Minh, Thanh lại được bổ sung. Nội dung của sách chỉ hơn một ngàn chữ (1000), bố trí ba chữ một câu có vần, do đó mà đặt tên là Tam Tự Kinh. Nhưng sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điêu Long là do thánh nhân chế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết Truyện). Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó là kết tinh của sách vở thánh hiền truyền lại. Chỉ hơn một ngàn chữ mà nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tính sơ sinh “tính tương cận, Tập tương viễn” đến giáo pháp, giáo đạo “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu đễ, từ bản thân đến vạn vật, vụ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế… còn lược kê cả những diễn biến lịch sử Trung Quốc từ Phục Hy, Thần nông đến Minh, Thanh….
Sách vỡ lòng được biên soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khả dĩ cho con người có một khái niệm vững chắc về cuộc sống, về đạo đời, là mẫn mực sáng giá cho mãi đến ngày nay.
Như đã nói trên, Tam Tự Kinh là sách học vỡ lòng cho trẻ thời xưa, nhưng ngày nay cũng rất hữu ích cho những ai muốn học chữ Hán, do đó tác giả cho tái bản tập Tam Tự Kinh của học giả Đoàn Trung Còn (vì xét ra phần dịch nghĩa và chú thích khá phong phú). Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu học Hán Nôm đang trên đà phát triển mạnh, Tác giả cho in thêm phần chữ Nôm bên chữ Hán để tiện việc học tập.
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 200.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
0 nhận xét: