Bệnh suy thận với TPCN Thiên Sư

Suy thận


Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sản xuất.
Theo thống kê của hiệp hội bệnh thận thế giới, suy thận mãn tính trong một nhóm người ngẫu nhiên mỗi năm tỷ lệ mắc bệnh khoảng 98 đến 198/ 1 triệu người, các nước có nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, tỷ lệ mắc bệnh của Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 802/ 1 triệu và 996/ 1 triệu. Mỗi năm cứ 1 triệu người ước tính có 96 – 100 người tử vong vì căn bệnh suy thận. Mỗi năm nước Mỹ có khoảng 50 nghìn người chết vì nhiễm độc đường niệu, tỷ lệ mắc bệnh thận của Trung Quốc cao gấp hơn 6 lần so với Mỹ, hàng năm số người chết vì bệnh thận không dừng ở con số hàng triệu.
Kể từ thế kỷ 21, suy chức năng thận (giảm chức năng thận/ suy thận) đã trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người trên toàn thế giới. Hiệp hội thận quốc tế (ISN) và Liên đoàn quốc tế về quỹ thân (IFKF) chỉ định, ngày thứ 5 của tuần thứ 2 trong tháng 3 là “Ngày thận thế giới”. Hy vọng kêu gọi được sự chú ý của mọi người, chú ý phòng tránh bệnh, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh thận. Chẩn đoán bệnh sớm, điều trị sớm, áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp, phòng diễn biến xấu của bệnh, tránh việc biến chứng thành suy thận, nhiễm độc đường niệu.

Mục lục

  • 1 Triệu chứng lâm sàng
  • 2 Các loại
    • 2.1 Suy thận mạn tính
    • 2.2 Suy thận cấp
  • 3 Nguyên nhân gây bệnh
  • 4 Tính nguy hiểm của căn bệnh
  • 5 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
  • 6 Điều trị

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh bị suy thận có triệu chứng đau đầu do cao huyết ápphù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.

Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh thận

Bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành sự điều trị phức tạp hơn…
than 8 8210 Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh thận
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Cách phát hiện bệnh thận sớm

Có ba cách để phát hiện bệnh: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Các cách này cũng được áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường khác: người bị bệnh đái tháo đường, người bị bệnh cao huyết áp, người trên 60 tuổi, người trải qua giai đoạn điều trị bằng thuốc có hại cho thận trong một thời gian dài như các loại thuốc chống viêm sưng (trong đó có aspirine)…

Các loại

Suy thận mạn tính


  I.      Đại cương
Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin để duy trì số lượng hồng cầu…
Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút). Chức năng thận giảm dần không hồi phục mất dần khả năng điều chỉnh nội môi; mất khả năng bài tiết các chất cặn bã được sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá; mất khả năng điều hoà kiềm toan, rối loạn nước điện giải. Ảnh hưởng đến bài tiết renin nên gây cao huyết áp, giảm tiết erythropoietin làm giảm số lượng hồng cầu gây thiếu máu mạn tính…



Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài,mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều

  II.      Nguyên nhân:
Bệnh viêm cầu thận mạn: hay gặp nhất chiếm 40%, Bệnh viêm thận, bể thận mạn: Chiếm 30%, Bệnh viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài,  Bệnh mạch thận, Bệnh thận bẩm sinh.
Những yếu tố làm bệnh nặng thêm: 
Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tố làm thúc đẩy quá trình suy thận: 
- Cao huyết áp. 
- Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất n
ước. 
- Tắc đường dẫn niệu. 
- Ăn quá nhiều protid. 
- Dùng thuốc độc với thận. 
- Rối loạn n
ước điện giải: ỉa chảy mất nước, dùng lợi tiểu Lasix quá nhiều... 


814736 Kiến thức tổng quan về suy thận mạn

Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Suy thận mạn là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo đủ các nhiệm vụ chính của mình gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Trường hợp xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn diễn biến từ từ, kéo dài và lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mạn.

Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Thận có hình hạt đậu, dài 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g. Mỗi người có hai thận, có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… đe dọa sự sống.
813952 Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Hiểu hơn về suy thận mạn

Chức năng lọc của thận do các cầu thận đảm nhận. Bình thường, có khoảng 1200 ml máu chảy qua hai thận của chúng ta, tương ứng có 125ml huyết tương được lọc qua cầu thận. Trong 1 ngày đêm, tại hai thận, có khỏang 180 lít dịch được lọc.
Máu sau khi đi qua các cầu thận, sẽ được các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle ) chắt lọc, hấp thu và đào thải. Sau quá trình tái hấp thu và đào thải, chỉ có một lượng nhỏ ( 1-1,5 lít) nước tiểu. Lúc này, thành phần  cơ bản của  nước tiểu bao gồm Na + , Cl – , Ca 2+ , NH 4 + , Mg 2+ , PO 4 3- , SO 4 2- …,ure, creatinin, acid uric, acid amin. Những thành phần này, không cần thiết,  quá nhiều hoặc độc cho cơ thể, được đào thải ra nước tiểu.
Khi chức năng của các cầu thận suy giảm,  giảm khả năng lọc máu, mức lọc cầu thận giảm xuống mức bình thường hoặc vấn đề xảy ra ở các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle) đồng nghĩa với thận giảm chức năng. Vấn đề  suy giảm chức năng, không được điều trị cẩn thận, kéo dài dai dẳng, dẫn tới suy thận mạn tính.

Triệu chứng của suy thận mạn

Suy thận mạn là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian. Khác với suy thận cấp, phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt, ở suy thận mạn, các triệu chứng lại kín đáo hơn, khó phát hiện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên, chủ yếu vào ban đêm. Da dễ bầm tím. Phù kín đáo, phù khó nhận biết. Chỉ khi đến giai đoạn cuối, mới thấy phù rõ rệt. Huyết áp cũng tăng dần lên ở ngưỡng cao. Thấy lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu. Thiếu máu, máu khó đông do giảm tiểu cầu. Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Phù ngày càng tăng, ăn nhạt tương đối, rồi ăn nhạt tuyệt đối cũng không có hiệu quả đáng kể trong việc giảm phù.
Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có chức năng nội tiết. Thận bài tiết các hoocmon tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sinh sản hồng cầu, góp phần chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể. Người suy thận mãn dễ bị gãy xương, gãy xương  lâu liền, rối loạn testosterol, giảm sinh lý tình dục, ít tinh trùng, vô sinh…..
Giai đoạn
Hệ số thanh thải creatinin nội sinh
( ml/phút)
Nồng độ creatinin trong máu
Điều trị
(Mg/dl)
(Mmol/l)
I
60 – 40
Bảo tồn
II
40 – 20
1.5 – 3.5
130-300
Bảo tồn
IIIa
20 – 10
3.5 – 6
300-500
Bảo tồn
IIIb
10 – 5
6 – 10
500 -900
Lọc máu
IV
>10
>900
Lọc máu bắt buộc
Suy thận mãn tính chia ra  5 cấp độ. Độ I, II, III a, III b, IV. Sống chung với bệnh, nếu không có chế độ điều trị tích cực, suy thận mãn chuyển từ độ I sang độ II, III và IV rất nhanh chóng. Giai đoạn IV, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo, bởi thận lúc này không còn khả năng đảm nhận vai trò của nó nữa.

Điều trị suy thận mãn

Điều trị triệu chứng, khắc phục  các vấn đề phù, mệt mỏi,  chán ăn, thiếu máu, ….. Cải thiện chức năng cầu thận bằng thuốc, bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc là những phương pháp mà người ta được áp dụng khi phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không còn giúp ích cho bệnh nhân được nữa. Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Thay thận là một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
813954 Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?
Chế độ ăn nhiều muối, sử dụng nhiều thuốc  làm tăng gánh nặng cho thận, viêm đường tiết niệu cũng là con đường dẫn đến viêm cầu thận, suy thận. Điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, để có thận khỏe mạnh.
Khi mới có dấu hiệu của thận “ không khỏe”, một số bài thuốc nam rất có hữu hiệu cải thiện tình hình của bệnh.
Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhất, tốt nhất cho thận.
                                 
                              
                              III.      Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sang của suy thận mạn
Triệu chứng lâm sàng.
1. Triệu chứng toàn thân:
Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài,mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều
        2. Thiếu máu
Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%,. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giả
Bảng 8. Mối tương quan giữa thiếu máu và giai đoạn suy thận.

Giai đoạn
Số lượng HC/ml
HST g/l
Mức độ thiếu máu
I
> 3,5 triệu
90- 100
Nhẹ
II
2,5 – 3,1
70- 90
Vừa
III
2,0 – 2,5
60- 70
Nặng
IV
< 2 triệu
< 60





Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính.  
3. Triệu chứng về tim mạch:  3.1. Tăng huyết áp (THA):     Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 - 95%. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg.
 3.2. Viêm màng ngoài tim:      Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu. 
  3.3. Suy tim:       Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau:
      + Do rối loạn chuyển hoá:
     Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng.
     + Do tăng huyết áp:
    Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim.
     3.4. Rối loạn nhịp: nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu. 
     4. Biểu hiện về tiêu hoá:Suy thận mãn tính giai đọan III và IV
     4.1. Nôn mửa :     Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối. 
4.2. Đi lỏng:       Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, phân nhạt mùi, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể4.4. Xuất huyết tiêu hoá:       Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm. 
5. Triệu chứng hô hấp:       Viêm màng phổi  Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi. 
    6. Triệu chứng tâm-thần kinh:      Triệu chứng thường gặp là sự giảm sút về trí não, khả năng tư duy kém, độ tập trung kém. 
7. Rối loạn đông máu, chảy máu :     - Xuất huyết dưới da rất hay gặp.
     - Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày.
     - Xuất huyết nội tạng :
   Xuất huyết tiêu hoá, Xuất huyết não. 
      Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu.
8. Biểu hiện xương khớp và nội tiết:      - Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) .
     - Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp. 
     -  Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.
Giai đoạn
Suy thận mạn
Mức lọc cầu thận (ml/phút)
Creatinin máu
Lâm sàng
Μmol/l
mg/dl



Bình thường
120
70 – 106
0,8 - 1,2
Bình thường
I
60 – 41
< 130
< 1,5
Gần bình thường
II
40 – 21
130 – 299
1,5 - 3,4
Gần bình thường, thiếu máu nhẹ
IIIa
20 – 11
300 – 499
3,5 - 5,9
Chán ăn, thiếu máu vừa
IIIb
10 – 5
500 – 900
6,0 – 1
Chán ăn, thiếu máu nặng, bắt đầu chỉ định lọc máu
IV
< 5
> 900
> 10
Hội chứng urê máu cao, lọc máu là bắt buộc.
I                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               
IV. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định: 
+ Có tiền sử phùnhiễm khuẩn tiết niệu. 
+ Phù - cao huyết áp - thiếu máu. 
+ Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm. 
+ Protein niệu 2-3 g/24h. 

+ Bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu có thể có hoặc không. 
2. Chẩn đoán phân biệt: 
- Đợt cấp của suy thận mạn dựa vào: 
+ Tiền sử. 
+ Tỷ lệ urê máu / creatinin máu > 40. 
+ Mức độ thiếu máu tương xứng mức độ suy thận.
3. Chẩn đoán giai đoạn:

Suy thận trong đông y

                  I.      Đại cương
Nhận thức cơ bản về tạng thận trong đông y.
Thận trong đông y và tây y có nhiều điểm tương đồng và không tương đồng, theo tây y thận là chỉ giải phẫu tạng thận có chức năng bài tiết nước tiểu và điều tiết dịch trong cơ thể. Nhưng trong đông y bao hàm ý nghĩa rộng hơn, ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người.
Suy thận trong đông y.
Suy thận được thấy trong các chứng quan cách, long bế, hư lao của đông y.
Cần bám chặt  triệu chứng mà nói :   thì bệnh còn được thầy nhiều trong các chứng ẩu thổ, tiêu chẩy, xuất huyết …
               II.      Điều trị
Phép chữa chủ yếu :
Có bổ tỳ ích khí, ôn thận tráng dương, ích khí dưỡng âm, bổ khí dưỡng huyết, tư bổ can thận, âm dương song bổ nhằm thông phủ tiết trọc, khứ phong giải biểu, hoạt huyết hóa ứ, phương hươn hóa trọc, ôn hóa thấp hàn. Dặc biệt phép thông phủ tiết trọc cần xuyên suốt quá trình điều trị.
Tỳ thận dương hư
Triệu chứng đặc trưng : người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì.
Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận
Dùng :
Chân vũ thang
Phụ tử
10
Nhục quế
2
Hoàng kỳ
20
Đẳng sâm
20
Hoài sơn
15

Bạch truật
10
Tiên mao
15
Ba kích
15
Sơn thù
10




Nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30.
Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10.
Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.



Khí âm lưỡng hư
Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay  có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.
Pháp: ích khí dưỡng âm.
Dùng :
Sinh mạch tán hợp lục vị địa hoàng thang
Hoàng kỳ
30
thái tử sâm
20
thục địa
15
mạch môn
15
Hoài sơn
15

sơn thù
15
Phc linh
15
hoàng tinh
15
biển đậu
10
kỉ tử
12
đan bì
10

Can thận âm hư 
Dau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.
Pháp tư dưỡng can thận.
Dùng
câu kỉ địa hoàng hoàn+ nhị chí hoàn.
hạn liên thảo
15
bạch thược
15
ngưu tất
15
thục địa
15
Kỉ tử
15
Hoài sơn
10
sơn thù
10
tang kí sinh
15
Phc linh
12
nữ trinh tử
15
cúc hoa
10
trạch tả
10


đan bì
10

Âm dương lưỡng hư
Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.
Pháp: âm dương song bổ
Dùng:

kim quỹ thận khí hoàn+
 tả quy hoàn
thục địa
15
kỉ tử
15
thỏ ty tử
12
ba kích
15
phục linh
15
Phụ tử
10
sơn thù
10
lộc giác giao
15
đan bì
10
sơn dược
10
trạch tả
10
nhục quế
3


Thấp trọc nội uẩn
Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.
Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc
Dùng:  
Ôn đởm thang
chỉ xác
10
Bán hạ
12
Hoàng kỳ
20
tô diệp
20
trúc nhự
15

Sinh khương
10
đại hoàng (sắc sau)
10
Thạch xương bồ (đã cấm dùng tại VN)
12
thổ phục linh
30
Tm sa



Đây là   1 trong những chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản.

           III.      Chế độ ăn và kiêng kị.

Chế độ ăn trong suy thận mạn nhằm mục đích hạn chế tăng urê máu, làm chậm lại tiến  trình suy thận mạn. Nguyên tắc là phải đủ năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, đảm bảo cân bằng nước, điện giải.
Năng lượng: Người lớn: 35-40 kcal/kg/ ngày. Trẻ em: đảm bảo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột và chất béo
Chất béo (lipid): chiếm 20-30% tổng năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no . 
Tinh bột (glucid):
Các 
thực phẩm giàu glucid nhưng ít đạm như:  sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, miến dong, bột sắn dây. Chỉ ăn từ 100-150g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận. Nên sử dụng các loại đường, mật ong, mật mía, kẹo ngọt.
Chất đạm (protein): Chế độ đạm đối với người lớn từ 0,4-0,8g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận.
Sử dụng đạm có nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như các thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt, , tôm, sữa...). Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ vì các loại thức ăn này có nhiều kali. Hạn chế các thức ăn có nhiều photphat như gan, trứng. Tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá, sụn.
- Đảm bảo cân bằng nước, điện giải: Ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp. Nước: hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu. 
Hạn chế các 
thực phẩm có nhiều kali như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đặc biệt quả khô và hạt khô. Trong trường hợp tiểu ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau và quả

Suy thận cấp tính

Xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Có một số trường hợp chuyển sang suy thận mãn tính.

Suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương.
suy than ca Suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng cấp cứu cần được xử trí nhanh chóng. Nếu không kịp bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp, ngừng tim. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân trước thận chiếm 75%là các nguyên nhân gây giảm dòng máu tới thận, làm giảm áp lực lọc cầu thận như: Bỏng, mất nước, mất máu, hạ huyết áp, suy tim, đái tháo đường, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…
  • Nguyên nhân tại thận chiếm 20% là các nguyên nhân gây độc cho thận như:
    • Bệnh miễn dịch (viêm cầu thận cấp)
    • Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống)
    • Bệnh đái tháo đường
    • Nhiễm độc (penicilamin, kim loại nặng)
    • Hoại tử do thuốc, hóa chất (aminosid, amphotericin B), mật cá trắm
    • Thiếu máu: do phẫu thuật, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin…
    • Tăng huyết áp
    • Tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu
  • Nguyên nhân sau thận: Sỏi oxalat, khối u, viêm tuyến tiền liệt, u buồng trứng…

Triệu chứng

Suy thận cấp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nếu không được điều trị cũng diễn ra theo một trình tự biết trước gồm các giai đoạn:
  • Giai đoạn đái ít, vô niệu.
  • Giai đoạn đái trở lại (đái nhiều)
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn đái ít, vô niệu

  • Đái ít, vô niệu: có thể xuất hiện từ từ, lượng nước tiểu giảm dần rồi vô niệu nhưng vô niệu cũng có thể xuất hiện đột ngột.
  • Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu, acid uric máu tăng cao, khi tăng quá cao có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trên lâm sàng: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê.
  • Rối loạn cân bằng nước, điện giải: phù, phù nhiều có thể dẫn tới suy tim, phù phổi cấp, phù não. Kali máu tăng gây rối loạn về dẫn truyền và trương lực, thường là nguyên nhân gây tử vong, biểu hiện là nhịp tim tăng, loạn nhịp, có thể ngừng tim, có thể yếu cơ, liệt cơ.
  • Toan máu chuyển hóa (pH máu giảm)
  • Tăng huyết áp vừa
  • Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt tùy trường hợp.

Giai đoạn đái nhiều

  • Lượng nước tiểu tăng dần trên 2l/ngày, có khi trên 4-5l/ngày kéo dài khoảng 5-10 ngày gây mất nước, mất điện giải.

Giai đoạn hồi phục

  • Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, biểu hiện lâm sàng tốt lên, các rối laonj sinh hóa dần bình thường. Giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng trung bình kéo dài 6 tháng đến 1 năm.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị để điều trị suy thận cấp, do đó mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống của bệnh nhân cho đến khi chức năng thận tự phục hồi. Tùy thuộc giai đoạn nhưng chú ý vào giai đoạn đái ít, vô niệu.

Mục tiêu điều trị:

  • Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân.
  • Cân bằng dịch và điện giải.
  • Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu.
  • Tránh sử dụng thuốc độc với thận.

Điều trị nguyên nhân

Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, toan máu
 Nước: lượng nước đưa vào cần tính toán tùy nguyên nhân, thích hợp từng giai đoạn bệnh:
Ở bệnh nhân vô niệu cần đảm bảo cân bằng âm tức là lượng nước đưa vào (ăn uống, truyền dịch) ít hơn lượng nước thải ra (nước tiểu, phân, chất nôn, mồ hôi, hơi thở, da, chuyển hóa). Thường đưa vào 500ml/ngày. Lọc máu ngoài thận được chỉ định khi vô niệu kéo dài trên 4 ngày.
Ở giai đoạn đái nhiều cần truyền dịch hoặc uống oresol để chống mất nước, điện giải.
 Hạn chế tăng Kali máu:
Hạn chế kali đưa vào: thức ăn nhiều kali như rau quả, thuốc, dịch truyền có kali.
Giải quyết các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.
Lợi tiểu mạnh thải kali như furrosemid (nếu bệnh nhân không mất nước, huyết áp tối đa >80mmHg)
Truyền glucose 30% 50ml + insulin 10 UI
Nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A
Lọc máu ngoài thận khi kali máu > 6,5mmol/l
 Hạn chế tăng ure máu:
Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/kg/ngày
Bổ sung viên Ketosteril
Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn
Lọc máu nếu ure máu >35mmol/l và/hoặc creatinin >600mcmol/l
 Chống toan máu:
Truyền NaHCO3 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm NaHCO3 8,4% cải thiện tình trạng toan máu và làm giảm kali máu
Lọc máu khi có biểu hiện toan máu.

Thảo dược giúp thông tiểu, lợi niệu, tiêu phù

  • Cỏ mần trầu:  Tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, được dùng theo kinh nghiệm dân gian trong những trường hợp: sốt cao, co giật,  nóng trong người, đái vàng, da mẫn đỏ đái dầm.
  • Thổ phục linh: vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… Nó thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và một số bệnh ung thư.
  • Mã đề: có tính hàn, vị ngọt không độc, có công dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, tiêu bướu, thông tiểu tiện, bổ âm, dưỡng tinh dịch
  • Lá cối xay: vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu.
  • Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu
  • Tầm gửi gạo: Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận). Dùng cho người bị sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan. Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

Nguyên nhân gây bệnh

Có hai nguyên nhân chính: viêm cầu thận cấp và cao huyết áp (dài ngày, hoặc quá cao - áp lực máu mạnh gây phá hủy cầu thận). Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là biến chứng của bệnh tiểu đường.
Suy thận cấp thường do người bệnh ăn phải một vài thực phẩm như mật (mật cá, mật rắn...), măng, mang thai. Do ong đốt...sau khi viêm họng 14 ngày....

Tính nguy hiểm của căn bệnh

Ngoài chuyện sức khỏe: giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vô sinh.

Những lưu ý cho người bị suy thận

Người bị suy thận thương bị mất hơn 10 kg trong thời gian chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã bị rút bỏ.trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).
675828 Những lưu ý cho người bị suy thận

Nước và trọng lượng cơ thể

Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo, người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.
Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.
Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.
Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh…) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:
Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.
Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.
Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.
Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy thận nhân tạo.

Lưu ý về Muối

Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù,cao huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.
Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt.
Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.
Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Khi tăng cân nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.
Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

Về Chất kali

Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu… Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu… Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.
Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì… chứa ít kali.
Để làm giảm phần nào lượng kali trong máu, có thể dùng thêm 5-15g/ngày Keyexalate. Thuốc gây táo bón hiện thời giá trên thị trường còn khá cao.
Chất đạm
Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.
Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh…, nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.

Phosphore

Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.
Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.
Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

Năng lượng

Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.

Sinh tố với người suy thận

Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.
Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

Lượng thực phẩm có thể dùng trong một ngày

  • Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
  • Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
  • Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.
  • Nước mắm 1 thìa.
  • Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
  • Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cần xét nghiệm nước tiểu và máu, một năm 4 lần.

Làm thế nào để tránh mắc bệnh thận?

Sau đây là một số nguyên tắc giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh:
  • Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
  • Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
  • Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
  • Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
  • Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.

Chế độ ăn uống phòng bệnh thận
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí bệnh thận Mỹ cho thấy: chế độ ăn uống, hút thuốc lá, béo phì đều có liên quan đến bệnh thận.
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins, phát hiện ra rằng những người bị bệnh thận thường có chế độ ăn uống có chất lượng xấu (chủ yếu là các loại thịt chế biến, các loại thịt đỏ, lượng natri cao, ít trái cây,  ít các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,...)
Các nhà nghiên cứu thấy rằng chỉ một phần trăm của những người có chế độ ăn uống lành mạnh là có phát hiện lượng protein trong nước tiểu- một dấu hiệu sớm của tổn thương thận. Mặt khác 13% những người có một trong 3 yếu tố  không lành mạnh như: béo phì, hút thuốc và chế độ ăn uống xấu có phát triển protein trong nước tiểu.
Những người béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI là 30 có nguy cơ mắc bệnh thận cao gấp 2 lần so với những người không bị béo phì.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định chính xác mối liên hệ giữa những người hiện đang hút thuốc và sự phát triển của bệnh thận mãn tính. 60% những người hút thuốc lá có liên quan đến bệnh thận mãn tính.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận:
-         Có tiền sử huyết áp cao
-         Có tiền sử tiểu đường
-         Gia đình có người mắc bệnh
-         Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh, nước giải khát, thịt đỏ.
-         Là người Mỹ gốc phi
Phòng bệnh thận
Đối với các yếu tố thuộc về lịch sử gia đình thì khó thay đổi, tuy nhiên, đối với những yếu tố như chế độ ăn uống, hút thuốc lá, béo phì thì chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách:
-         Giảm lượng natri trong chế độ ăn
-         Hạn chế thịt đỏ: nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm
-         Tránh các loại nước ngọt, nước giải khát.
-         Không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat,…
-         Giảm lượng đường

Điều trị

Nếu bệnh nhẹ thì phải uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng rất phức tạp: đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhưng phải vừa đủ (thậm chí gọi là ít) chất đạm và muối (KNa).
Bệnh nặng, tức là khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50% (bạn nên biết rằng công suất của những quả thận ở người khỏe mạnh đạt 200% nhu cầu của cơ thể, đó là lí do tại sao người có một quả thận vẫn sống bình thường được), thì ngoài cách trên ra còn phải đưa người bệnh đi lọc máu (chạy thận nhân tạo) suốt đời.
Ngoài ra còn có cách khác: phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), hoặc ghép thận.


Nguồn:
1. www.thaythuoccuaban.vn/vi-VN/62/benhthan.aspx
2. tuelinh.vn/tag/benh-suy-than
3. vi.wikipedia.org/wiki/Suy_thận
Share this Cars :

0 nhận xét:

 
Copyright © 2013. Vì Sức Khỏe Cộng Đồng - All Rights Reserved
Bảng giá | Mua hàng | Thanh toán|Hợp tác
Thiên Sư Việt Nam ĐC: 435D - 435E Hoàng Văn Thụ - Phường 4 - Q.Tân Bình TP.HCM
Hotline: 0967 841 705| Facebook
Chat với chúng tôi