Hương Sắc Trong Vườn Văn - Nguyễn Hiến Lê

Cái gì làm cho đời người phong-phú lên là cái ấy đẹp. Phong-phú về vật-chất cũng như về tinh-thần, vì vật-chất và tinh-thần liên quan mật thiết với nhau. Một kiểu áo giúp cho điệu-bộ của ta uyển chuyển hoặc nghiêm-trang; một trái cam ăn vào ta thấy cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái; một nền trời lấp lánh những vì sao, một cánh đồng thơm tho những lúa chín, một định lý hoá học, một hành-vi bác ái… những cái đó đều là đẹp cả.


Hiểu như vậy thì cái Đẹp bao trùm cả cái Chân và cái Thiện; mà mục-đích của đời người là tìm tòi thực hiện rồi hưởng cái Đẹp. Chúng ta càng văn minh bao nhiêu thì càng bỏ nhiều thì giờ để theo đuổi mục-đích đó bấy nhiêu.

Ngay từ hồi tiền sử, cả ức vạn năm về trước, tổ tiên ta mỗi khi được rảnh rang, khỏi phải lo cái ăn cái mặc, đã tỉ-mỉ đục trên đá hình vạn vật ở chung quanh, nét đục rất tinh-xảo; rồi họ lại biết tạo ra những xa xỉ phẩm, chê trái cây trong rừng là không ngon, vỏ cây lá không ấm, mà trồng lê trồng táo, dệt tơ dệt vải; và bạn có ngờ được chăng, cách đây bốn ngàn năm, một dân-tộc ở đảo Crét (Crète) giữa Địa-trung-hải đã có những phòng tắm đủ nước nóng nước lạnh và những kiểu giầy cao gót y như giầy các bà các cô bây giờ vậy? Hơn nữa, các dân-tộc Ai-cập và Can-đê[4] còn tìm hiểu vũ trụ, đặt nền tảng cho Toán học, Thiên văn-học và dạy bảo nhau những lễ nghi cùng tư-tưởng nhân quần bác ái, khuyến-khích lòng hy sinh cho nghĩa vụ và đồng bào.

Những sự tìm tòi đó của các nhà trồng trọt, ươm dệt, các vị bác-học, triết-gia đều nhằm mục-đích làm cho đời sống ta phong-phú lên; những phát minh của họ mới đầu chỉ là những xa xỉ phẩm, lần lần thành những nhu-cầu của nhân loại.

Ta thường nghe nhiều người phàn-nàn mỗi ngày chỉ lo cho có đủ hai bữa cơm mà phải làm tối-tăm mặt mũi quanh năm suốt tháng. Thực ra, chúng ta bận rộn, lo lắng có phải chỉ vì mấy chén cơm mà thôi đâu. Nếu chỉ cần có cái gì ăn cho no, mặc cho ấm như tổ tiên ta thời cổ, thì phần đông chúng ta có lẽ mỗi ngày làm vài giờ cũng đủ rồi. Nhưng chúng ta còn cần có rượu, có trà, có trái cây, sữa hộp, có giày, có nón, có kính đeo mắt, có dao cạo râu… lại cần đọc báo, đọc sách, đi coi hát bóng, đá banh, cần cho con đi học, cho vợ đi nghỉ mát… biết bao cái ngày nay ta cho là cần thiết thì hồi xưa chỉ là xa xỉ. Đó là kết quả tự nhiên của văn minh.

Vậy, quả thực là loài người sống để tìm cái Đẹp, thực hiện cái Đẹp và hưởng cái Đẹp. Không một ai thoát khỏi luật chung đó. Cả những người sống rất giản-dị, không chút xa hoa, như các vị hiền triết, cũng là để hưởng cái Đẹp, cái Đẹp của trăng, mây, hoa, cỏ, cái đẹp của tĩnh mịch, an nhàn.

Nghệ-thuật có mục-đích ghi và thực hiện được cái Đẹp trong vũ-trụ; mà trong các nghệ-thuật, văn-chương và âm-nhạc phổ cập hơn hết, cảm người ta sâu hơn hết; riêng văn-chương lại có công-dụng giảng giải, truyền bá các nghệ-thuật khác, nên từ khi nhân loại có chữ viết thì bất kỳ ở thời nào và xứ nào, nó cũng được coi trọng hơn mọi môn và được dạy nhiều nhất trong các trường học.

Ngày xưa, ở phương Tây cũng như ở phương Đông chúng ta, nói đến học tức là học văn, vì triết lý hay sử-ký cũng đều là văn. Ngày nay, khoa học tuy đã chiếm một địa vị lớn trong chương-trình giáo-khoa, song vẫn không áp đảo nổi văn-chương. Không nói trong các ban tiểu-học và trung-học mà môn văn-chương luôn luôn là một trong những môn chính, ngay trong các ban chuyên môn ở đại-học thuật phô diễn tư-tưởng lên giấy, tức thuật viết, vẫn còn là quan trọng vì hiểu biết nhiều mà làm gì nếu không truyền được một cách đúng và rõ ràng những hiểu biết đó cho người khác?

Muốn luyện thuật viết ấy, phải lĩnh hội được cái Đẹp trong văn và một khi lĩnh hội được rồi thì trí óc ta mở mang hơn, tình-cảm ta tế-nhị hơn, tâm hồn ta cao cả hơn; tóm lại con người của ta phong-phú hơn.

Chẳng những vậy, thuật viết còn làm tăng khả năng giúp đồng bào của ta lên. Vận dụng được cây viết cho có kỹ-thuật –  chứ chưa cần đến nghệ-thuật –  là có mọi lợi khí đáng quý ở thời này, thời mà sách vở, báo chí còn giữ địa vị quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại....

Mục Lục :

Thay lời giới thiệu

QUYỂN NHẤT

TỰA

CHƯƠNG I: ÓC THẨM-MỸ
1. Óc thẩm-mỹ thuộc về tình-cảm nhiều hơn về lý-trí.
2. Óc thẩm-mỹ mỗi xứ một khác.
3. Óc thẩm-mỹ mỗi thời một khác.
4. Óc thẩm-mỹ mỗi người một khác.
5. Óc thẩm-mỹ thay đổi tùy trình độ học thức và sự từng trải.
6. Óc thẩm-mỹ là một tình-cảm thiên lệch, võ đoán.
7. Óc thẩm-mỹ có thể đúng và sai.
8. Sự phán-đoán của thời gian.
9. Muốn luyện óc thẩm-mỹ.

CHƯƠNG II: VĂN HÙNG-TRÁNG
1. Hùng-tráng là một vẻ của cái đẹp.
2. Những đầu đề hùng-tráng.
3. Văn hùng-tráng của Trung-Hoa.
4. Văn hùng-tráng của Việt Nam
5. Tại sao văn thơ Việt Hoa ít giọng hùng-tráng.
6. Công-dụng của hình ảnh trong lối văn hùng-tráng.
7. Hình ảnh phải ra sao?
8. Phải bỏ những chi-tiết nhàm.
9. Phải tránh cái lố-bịch.
10. Sự hỗn độn cũng có thể hùng-tráng
11. Một đoạn của Milton.

CHƯƠNG III: VĂN BA-LAN
1. Một truyện có tính cách ba-lan.
2. Một kịch có tính cách ba-lan.
3. Một chương, một đoạn có tính-cách ba-lan.
4. Ý phải đột-ngột.
5. Nhưng phải liên-tiếp.
6. Đợt sau nên ngắn hơn đợt trước.
7. Một bài văn làm kiểu mẫu: A-Phòng cung phú của Đỗ Mục.

CHƯƠNG IV: TẾ-NHỊ VÀ HÀM-SÚC
1. Thuật gợi cho độc-giả tưởng-tượng.
2. Tài gợi bằng vài nét của thi-sĩ Trung-Hoa và Việt-Nam.
3. Thuật kín-đáo.
4. Thuật hàm-súc.
5. Cái tế-nhị trong văn thơ Pháp.

CHƯƠNG V: LỜI XỨNG Ý – Ý HỢP VỚI CẢNH VÀ TÌNH
1. Cảm xúc là cần nhất.
2. Lời không được thắng ý, ý không được thắng lời.
3. Nếu lời thắng ý.
4. Nếu ý thắng lời.
5. Ý phải hợp với cảnh, với tình.

CHƯƠNG VI: CẢNH VẬT TRONG VĂN
1. Muốn tả, trước hết phải nhận-xét.
2. Tả một khía cạnh của cảnh vật.
3. Ghi chép đủ chi-tiết.
4. Tật của Zola.
5. Mượn cảnh để ngụ ý.
6. Tưởng-tượng để tạo hình-ảnh.
7. Tưởng-tượng để tạo cảnh vật.
8. Lối văn bình-dị hợp với những cảnh cảm-động.

CHƯƠNG VII: TÌNH TRONG VĂN
1. Văn có tình mới hay.
2. Những văn thơ đủ cảnh lẫn tình.
3. Tình kín-đáo.
4. Tình nồng-nhiệt. Văn thơ trữ-tình.
5. Đối-tượng của văn thơ trữ-tình.
6. Phải thành-thực.
7. Một bài thơ tầm thường mà được truyền tụng.

QUYỂN NHÌ

CHƯƠNG VIII: LÝ TRONG VĂN
1. Người xưa không biết lý luận.
2. Các danh gia mở đường cho phép lý luận.
3. Lý đương nhiên.
4. Nghị luận gọn của Trung Hoa.
5. Nghị luận tài hoa
6. Mượn cảnh để phát biểu tư tưởng.
7. Phép đối chiếu.
8. Phép tiệm tiến phối hợp với vài phép khác.
9. Rào trước đón sau.
10. Vài phép nghị luận đặc sắc.
11. Kể lể vơ vẩn.

CHƯƠNG IX: SỰ THỰC TRONG VĂN
1. Những cố gắng của văn sĩ để diễn đúng sự thực.
2. Nhưng văn không thể nào hoàn toàn đúng sự thực được.
3. - Thí dụ trong kịch.
4. - Thí dụ trong tiểu thuyết.
5. Lựa chọn để lý tưởng hóa.

CHƯƠNG X: NHỮNG CÁCH THOÁT RA NGOÀI SỰ THỰC
1. Phóng đại sự thực để trào phúng.
2. Phóng đại sự thực để gây những cảm tưởng hùng vĩ, tươi đẹp, cảm động, rùng rợn.
3. Giản dị hoá sự thực.
4. Giấu bớt sự thực.
5. Cho sự thực phản chiếu tư tưởng.
6. Cho sự thực phản chiếu tâm sự.
7. Nhà văn kể lể tâm sự nhiều nhất: Nguyễn Tuân.

CHƯƠNG XI: ĐUỔI BẮT ẢO ẢNH
1. Cái vô cùng tạp đa trong vũ trụ
2. Đuổi bắt ảo ảnh.
3. Phái cổ điển.
4. Phái lãng mạn.
5. Phái hiện thực và tự nhiên.
6. Phái tượng trưng.
7. Các phái đa đa, siêu thực tự âm

CHƯƠNG XII: ĐUỔI BẮT ẢO ẢNH (tiếp theo)
8. Marcel Proust.
9. Michel Butor
10. Kết

CHƯƠNG XIII: KỸ THUẬT CHÂN CHÍNH
1. Vài mẫu văn đẽo gọt.
2. Vài mẫu văn bình dị và tự nhiên.
3. Các kỹ thuật thay đổi tùy thời nhưng vẫn có một kỹ thuật bất biến.
4. Làm sao luyện được kỹ thuật đó?

CHƯƠNG XIV: CÁI THẦN TRONG VĂN
1. Có cái đẹp không phân tích được.
2. Một bài thơ của Baudelaire.
3. Bài tả cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
4. Cái thần của văn cũng như cái duyên của phụ nữ.
Trước hết nên cảm thông với nghệ sĩ.

Xin mời các bạn download Ebook (prc) :
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.


MUA SÁCH GIẤY

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Share this Cars :

1 nhận xét:

 
Copyright © 2013. Vì Sức Khỏe Cộng Đồng - All Rights Reserved
Bảng giá | Mua hàng | Thanh toán|Hợp tác
Thiên Sư Việt Nam ĐC: 435D - 435E Hoàng Văn Thụ - Phường 4 - Q.Tân Bình TP.HCM
Hotline: 0967 841 705| Facebook
Chat với chúng tôi